Tin tức - Sự kiện
TẾT MẬU TUẤT 2018 ĐÔI ĐIỀU VỀ CON CHÓ TRONG VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG
[ Cập nhật vào ngày 01/02/2018 ] - [ Số lần xem: 1289 ]

Trong văn hóa Á Đông chó được xếp vào 12 con giáp ở vị trí thứ 11 với chi Tuất và một trong những con vật thuộc lục súc. Theo quan niệm truyền thống, người sinh vào tuổi Tuất (tức tuổi Chó) cũng sở hữu những phẩm chất tốt đẹp tương tự loài chó như: trung thành, đáng tin cậy, tốt bụng. Chó là con vật có thể đem đến những điều may mắn, mang đến thuận lợi và nhiều niềm vui (mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang).


Cứ theo lệ khi năm cũ sắp kết thúc thì mọi việc phải tổng kết, xem lại kết quả làm ăn trong năm như thế nào, sổ sách đều cố gắng kết thúc trong năm để bước qua năm mới hy vọng làm ăn sẽ được hanh thông phát tài.

Người Việt mình vừa dùng Dương lịch và Âm lịch song song với nhau cho cuộc sống hàng ngày, với dương lịch thì để dùng trong các giao dịch hành chính như: xem ngày giờ cho công sở, học hành và các giao dịch hàng ngày, riêng âm lịch thì đa số bà con mình áp dụng vào nông vụ, để theo con trăng biết con nước ròng nước lớn, để cấy trồng đánh bắt các loại thủy hải sản, ngoài ra một số người dùng âm lịch để xem ngày tốt xấu để cho các việc hiếu hỷ, xuất hành, động thổ, khai trương ….

Trong văn hóa Á Đông chó được xếp vào 12 con giáp ở vị trí thứ 11 với chi Tuất và một trong những con vật thuộc lục súc (ngựa, trâu, chólợn và gà).

Trong nét văn hóa và tâm linh của một số dân tộccon chó là động vật thân thiết gắn bó từ rất lâu đời với người chủ nói riêng và con người nói chung, những đức tính của chó được tôn vinh như trung thànhthông minh, quan tâm đến chủ... nó là bạn gần gũi của con người, chó canh gác nhà cửa cho con người, thậm chí có nơi chó được thờ cúng tại các đền thờmiếu mạo.

Theo quan niệm truyền thống, người sinh vào tuổi Tuất (tức tuổi Chó) cũng sở hữu những phẩm chất tốt đẹp tương tự loài chó như: trung thành, đáng tin cậy, tốt bụng. Chó là con vật có thể đem đến những điều may mắn, mang đến thuận lợi và nhiều niềm vui (mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang).

Ở rất nhiều nơi trên thế giới, con chó được trân trọng và nâng niu, người ta cũng đặt Các chòm sao được đặt tên chó gồm: Tiểu KhuyểnĐại KhuyểnLạp Khuyển. Bên cạnh đó chó cũng là đối tượng bị khinh rẻ, coi thường, nó được xem như một con vật bẩn thỉu, ngu dốt và đáng khinh.

Với vai trò là một linh vật canh gác trung thành, chó được người Việt xưa tôn sùng và thờ cúng gọi với cái tên đầy kính trọng như Thần cẩu, Quan Hoàng cẩu… như những vị quan, vị thần xét xử những điều oan khuất của những người dân trong làng. Do vậy khi có oan tình gì người dân thường kêu với Quan hoàng cẩu hoặc kéo nhau ra trước bức tượng quan hoàng cẩu mà thề độc để chứng minh sự trong sạch của mình.

Ở Lạng Sơn nhiều nơi cũng có tục thờ chó đá như: Chi LăngĐồng MỏKhòn LèngThất KhêTràng ĐịnhĐồng ĐăngCao Lộc… Ở người Việt có phong tục đặt chó đá trước cổng nhà, đền miếu để đuổi ma quỷ. Hình thức chó đá giữ vai trò canh gác là khá phổ biến ở nông thôn, ở huyện Đan Phượng (Hà Nội) có hai nơi thờ phụng chó. Một bệ thờ chó đá ngoài vườn, trước cửa đình thôn Phù Trung, xã Thượng Mỗ. Một bệ thờ chó đá khác nằm cạnh quần thể di tích chùa Phúc Khánh và đình làng Địch Vĩ, xã Phương Đình. Tại chùa Cầu (Hội AnQuảng Nam) hiện còn đôi chó khắc bằng gỗ ngồi chầu do các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng tạo tác do chùa Cầu được xây dựng vào năm Tuất.

tuong-cho-chua-cau-hoi-an.png

       Hiện nay, ở nhiều địa phương người dân vẫn giữ tục chôn chó đá trước cửa, thậm chí thờ và kính cẩn gọi là cụ Thạch, Thần cẩu, quan lớn Hoàng Thạch. Trong quan niệm của người Việt xưa, chó là con vật trung thành và mang lại nhiều may mắn. Chó bình thường chỉ coi được phần dương, muốn canh giữ phần âm thì phải nuôi chó đá. Tục thờ chó được biểu hiện dưới nhiều hình thức, người Việt thường chôn chó đá trước cổng như một linh vật với ý nghĩa cầu phúc, trừ tà hoặc đặt chó đá trên bệ thờ và coi như một bậc thần linh. Chó đá trong nhà thường nhỏ, mang dáng vẻ hiền lành, không to lớn như chó đá ở đình, đền, phủ.

Ở mỗi vùng, hình thức thờ chó đá cũng khác nhau. Người Tày, Nùng một số nơi ở Lạng Sơn có tục chọn ngày tốt để đặt con chó đá trước cửa trông nhà và trừ tà ma. Với người Dao, hình ảnh con chó được biểu hiện trên trang phục. Người Pa Cô trong tộc người Cơ Tu còn kiêng giết thịt, coi con chó như vật tổ truyền. Ngày nay, người Việt một số nơi không chôn chó đá ở trước cửa nhưng vẫn mua chó gốm về để bày trong nhà, vừa xua đuổi tà ma, vừa làm vật trang trí.

Nhân dịp Xuân Mậu Tuất 2018 sắp đến, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Du lịch Hà Tiên (dulichhatien.com.vn) kính chúc quý đọc giả năm mới an khang thịnh vượng, dồi dào sức khỏe, hạnh phúc trong công việc và cuộc sống.




Văn Phòng Trung Tâm

Ý kiến bạn đọc

 

Liên kết

0
1
2